Nhắc đến cá cơm người ta nghĩ ngay đến những con cá nhỏ bé, đến chén nước mắm đậm đà quen thuộc, đến mùi thơm đặc trưng của mẻ cá cơm khô mà mẹ thường cất nơi góc bếp. Loài cá giản dị, mộc mạc ấy lại khiến người ta thích thú và mê mẩn hương vị.
Vifoods sẽ cùng bạn khám phá những thông tin thú vị xung quanh cá cơm, loại cá quen thuộc trong mâm cơm của nhiều gia đình.
Giá cá cơm trên thị trường hiện nay
Cá cơm là một loại cá biển có giá thành rẻ nhất trên thị trường hiện nay. Với sản lượng lớn, có thể khai thác quanh năm và chất lượng đảm bảo nên mức giá thành của cá cơm khiến nhiều người phải ngạc nhiên. Với những đứa con của miền biển, hình ảnh những con cá nhỏ bé, bình dị song lại chứa chan tình cảm của những bà mẹ tảo tần gắn liền với tuổi thơ đầy nắng và gió. Giá cá cơm cụ thể như sau:
- Cá cơm tươi: Khoảng 40.000 – 60.000 VNĐ/ 1kg tùy thời điểm
- Cá cơm khô: 100.000 – 150.000/ 1kg
Giới thiệu chung về cá cơm
Cá cơm sinh sống ở đâu?
Cá cơm hẳn là loại cá không còn xa lạ đối với nhiều người khi đây là nguyên liệu chính để tạo ra nước mắm, gia vị nêm nếm quen thuộc trong bất cứ gia đình nào.
Cá cơm sinh sống được ở nhiều vùng nước, chủ yếu là vùng nước mặn. Ngoài ra một số loài cá cơm sinh sống tại những vùng nước ngọt hoặc nước lợ. Với đặc điểm sinh sống này nên dòng cá cơm xuất hiện ở khắp mọi nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, cá cơm phân bố dọc các vùng ven biển miền Trung và miền Nam.
Đặc điểm nhận dạng của loại cá này là kích thước rất nhỏ, có những loài có kích thước chỉ khoảng 3-4cm. Thân cá có màu trắng trong. Mắt cá tỉ lệ nghịch với kích thước đầu cá. Trên thân cá có một vệt màu sáng bạc kéo dài đến tận đuôi. Bụng cá tương đối to, phần lưng có vây mềm. Đuôi cá dày, mỏng, chẻ sang hai bên. Tùy theo loại cá cơm mà trên thân hình sẽ có những đặc điểm nhận dạng khác nhau.
Mùa sinh sản và thu hoạch cá cơm
Cá cơm là một trong những loài cá biển có chu kỳ sinh sản tương đối ngắn. Chỉ sau khoảng 1 tháng là có thể đánh bắt và khai thác. Khoảng tháng 1-2 âm lịch, thời điểm này nước cạn cũng là lúc cá cơm đẻ trứng và sinh sản. Thức ăn chủ yếu của cá cơm là giun sán và các loại sinh vật phù du nhỏ. Ở những vùng biển khan hiểm thức ăn sẽ xuất hiện tình trạng cá lớn ăn cá bé.
Khoảng tháng 3 âm lịch là lúc mà nhiều địa phương bội thu cá cơm. Cá cơm có tập tính bơi thành từng đàn với số lượng khổng lồ nên nếu may mắn ngư dân có thể thu được những mẻ cá cơm có trọng lượng hàng tấn. Vào mùa cao điểm khai thác loại cá này, hình ảnh những rổ cá cơm đầy ắp, lấp lánh ánh bạc dưới ánh bình minh trong không gian tấp nập hẳn sẽ là khung cảnh đầy ấn tượng và khiến cho người khác không quên.
Phân loại cá cơm
Cá cơm than
Cá cơm than là loại cá cơm phổ biến ở vùng biển miền Trung Việt Nam. Đặc điểm nhận dạng của loại cá cơm này là có sọc đen chạy dài khắp hai bên sườn. Cá cơm than có kích thước trung bình khoảng 6-8 cm, phần thân nhiều thịt có hình trụ dài. Mắt của cá cơm than rất to, khoảng cách 2 mắt lớn.
Cá cơm than có chứa đến 61% chất đạm và chỉ 3,3% chất béo nên thường được sử dụng để ủ nước mắm nhĩ.Đây cũng là loại cá được yêu thích trong mâm cơm của nhiều gia đình bởi thịt nhiều, béo và chắc.
Cá cơm sọc tiêu
Cá cơm sọc tiêu là loại cá đặc biệt với sản lượng khai thác duy nhất ở Phú Quốc. Đây cũng là loại cá làm nên thương hiệu nước mắm Phú Quốc nổi tiếng với độ đậm đà. Không phải ngẫu nhiên mà nước mắm Phú Quốc được xem như một đặc sản nhất định phải mua về làm quà. Nước mắm có màu sắc đẹp mắc, độ đạm cao, mặn mà nhờ vào một phần quan trọng là những con cá cơm sọc tiêu tươi xanh, chất lượng.
Đặc điểm nhận đạng của cá cơm sọc tiêu là phần thân hình thon dài, hơi dẹp. Thân cá có màu kem nhạt khi mất vảy kèm một sọc ánh bạc dọc hông.
Cá cơm trắng
Cá cơm trắng là loại cá có kích thước nhỏ nhất trong các loại cá cơm với chiều dài chỉ khoảng 4-5cm. Cá cơm trắng có toàn thân màu trắng, trên thên có một sọc dọc màu trắng bạc.
Cá cơm trắng thường xuất hiện trong bữa cơm của nhiều gia đình với nhiều cách chế biến khác nhau. Cá cơm trắng do có kích thước nhỏ nên phần thịt cá không nhiều khiến cho
Cá cơm vàng ruột đỏ
Cá cơm vàng ruột đỏ là loại có sản lượng khai thác tương đối ít hơn so với những loại khác. Cá cơm đỏ có phần thân màu trắng, bụng có màu đỏ hồng nổi bật và một đường dọc trắng bạc chạy dài từ đầu cho đến đuôi. So với những loại cá cơm khác, cá cơm đỏ khi ủ mắm không cho ra lượng nước quá nhiều nhưng lại có màu đỏ đẹp mắt.
Các món ngon chế biến từ cá cơm
Cá cơm cũng giống như đa số các loại cá biển khác được dùng chế biến thành vô số những món ngon trong gia đình. Cá cơm có kích thước nhỏ, thịt mềm, ngọt, xương mềm tuy giản dị song lại đem đến những hương vị khó quên.
- Cá cơm kho tiêu thơm lừng, hấp dẫn ăn với cơm trắng thì không gì sánh bằng.
- Cá cơm kho nghệ vừa đẹp mắt lại béo bùi.
- Một trong những món ăn độc đáo với nguyên liệu từ cá cơm phải kể đến canh chua cá cơm nấu khế là sự kết hợp của khế chua thanh cùng cá cơm béo bùi.
- Cá cơm tươi còn được biến tấu thành nhiều những món ăn có thể dùng để ăn vặt hoặc làm món nhậu lai rai. Cá cơm lăn bột chiên giòn hẳn là món khoái khẩu không chỉ của người lớn mà còn của những em nhỏ.
Dùng làm thành phẩm
Công dụng phổ biến được nhiều người biết đến của cá cơm không thể không nhắc đến là làm ra những giọt nước mắm đậm đà, thơm ngon. Những mẻ cá cơm tươi xanh, quẩy đuôi tanh tách được chọn lựa kỹ lưỡng, sơ chế và ủ muối trong môi trường lý tưởng để chắt chiu nên thành phẩm là nước mắm mặn mà.
Cá cơm còn có thể chế biến một loại nước mắm cũng khiến người ta ngất ngây không kém: mắm cá cơm nguyên con. Cá cơm được ủ cùng với muối đến một thời gian nhất định để phần cá cơm đạt đến độ chín. Mắm cá cơm thêm chút đường, bột ngọt cùng ớt thật cay thì chấm với đủ loại từ thịt luộc cùng rau sống hoặc rau muống luộc đều ngon hết sảy.
Chắc hẳn với những người dân vùng biển thì không thế thiếu là cá cơm khô. Cá cơm tươi được ướp cùng với muối, phơi dưới nắng miền Trung rực rỡ cho đến khi khô cong lại. Cá cơm khô vừa dễ bảo quản lại có thể chế biến thành rất nhiều món ăn hấp dẫn như: Cá cơm khô chiên mắm ớt, gỏi xoài cá cơm khô, cá cơm khô chiên giòn,…
Thành phần dinh dưỡng và hàm lượng calo trong cá cơm
Cá cơm không chứa quá nhiều những chất dinh dưỡng. Tuy nhiên đây lại là loại cá nhỏ mà có võ với bảng thành phần dinh dưỡng ấn tượng.
Cá cơm có nhiều axit béo Omega 3, protein cùng nhiều khoáng chất tốt cho cơ thể như canxi, sắt, magiee, photpho. Đồng thời, cá cơm còn chứa lượng lớn các loại vitamin như C, A, E và K. Một điểm cộng của cá cơm là loại cá này chứa chất béo và cholesterol tốt đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Một điều không phải ai cũng biết về cá cơm là loại cá này có hàm lượng calo tương đối thấp. Trong 100gram cá cơm chỉ chứa khoảng 131kcal. Hơn nữa, cá cơm có lượng protein cao do đó rất thích hợp để sử dụng trong thực đơn dành cho những ai đang giảm cân và muốn kiểm soát lượng calo nạp vào.
Sản phẩm liên quan
Ếch Thịt Giá Sỉ
Thịt Ếch
Ốc hương đại
Cua gạch Cà Mau
Cua cù kỳ đỏ
Cá Đổng (Hường)
Cá Bè Tươi
Cá Chim Đen
Cá Chim Trắng Vây Vàng
Cá hồng mỹ tươi sống
Cá ngừ chù
Cá Trác Vàng (cá trác)